Đền thờ và mộ Nguyễn Tuấn Thiện còn có tên gọi Kim Quy linh từ (Đền Kim Quy), Kim Quy Sơn thần chi mộ, đền Cụ Quận - Lăng Cụ Quận, phân bổ trên một gò đất cao có tên chữ Kim Quy Sơn hay gọi nôm là Động Quy xưa thuộc làng Ninh xá, nay thuộc xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Tuấn Thiện (1401-1494) quê ở thôn Phúc Đậu, xã Phúc Dương nay là xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, lại sớm mồ côi cha, nên Nguyễn Tuấn Thiện phải lao động lam lũ vất vả để kiếm sống. Lớn lên trong cảnh nước mất quê hương bị quân giặc Minh đô hộ áp bức bóc lột, cho nên ông đã sớm nuôi chí diệt thù cứu nước giải phóng quê hương, ông đã thành lập đội quân “Cốc Sơn” (núi Cốc là ngọn núi nhỏ ở quê hương ông) tập trung tất cả các trai tráng trong làng để bảo vệ xóm làng. Khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Đỗ Gia (Hương Sơn) để định kế đánh giặc lâu dài, Nguyễn Tuấn Thiện đã tích cực tham gia cùng với đội quân Cốc Sơn của mình phối hợp với nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đánh giặc Minh và chiến thắng oanh liệt trận Khuất Giang (núi Nầm). Với chiến công đó, thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi đã thu nạp đội quân Cốc Sơn của Nguyễn Tuấn Thiện thành nghĩa quân kháng chiến và cùng với Nguyễn Tuấn Thiện kết nghĩa anh em. Hai người đã cắt tóc, giết ngựa trắng ăn thề nguyện một lòng giết giặc cứu nước tổ chức dưới gốc Cây Thị cạnh nhà Nguyễn Tuấn Thiện ở xóm Nậy, xã Phúc Dương (nay xã Sơn Kim Hoa). Cây thị đó hiện nay vẫn còn tươi tốt gốc to đến 4 người có thể chui lên tận ngọn cây. Sự tích Cây Thị có kể lại rằng có lần Lê Lợi bị bọn giặc minh bao vây, may nhờ trốn trong thân cây thị thoát hiểm.
Thời gian sau đó thanh thế của nghĩa quân Lam Sơn lớn mạnh, Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn xây dựng doanh trại trên động Tiên Hoa, xây dựng căn cứ chống giặc Minh ở thành Lục Niên và phát triển lực lượng ra khắp vùng Hương Sơn và các nơi khác và Nguyễn Tuấn Thiện đã trở thành một vị tướng lĩnh thân cận và tài nghệ của thủ lĩnh Lam Sơn Lê Lợi, đóng góp rất lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc và quê hương, giành độc lập tự do cho Tổ quốc vào năm 1428. Do có tài năng và có nhiều công lao đánh giặc cứu nước, Nguyễn Tuấn Thiện được phong làm Đô Tổng quản phó Nguyên Soái, Trung lãng đại phu tả phụng thánh vệ đại tướng quân, tước Đại trí tự, được đổi quốc tính mang họ Lê - Lê Thiện. Khi về hưu ngoài phần đất được vua ban cấp ăn lộc và nhà ở khu vườn Hầu, Nguyễn Tuấn Thiện còn được Vua ban tặng cho một con voi có 2 nịt vàng ở cổ và một hòn đá nặng có khoan lỗ để buộc voi. Nguyễn Tuấn Thiện mất, con voi buồn bỏ vào rừng, còn hòn đá cột voi có lỗ xuyên sâu thì đến nay qua nhiều lần di chuyển con cháu họ Nguyễn vẫn cất giữ trân trọng như một báu vật đặt trong Đền thờ ông, con cháu có câu thơ truyền rằng:
“Hòn đá buộc voi của Đức Hầu
Chiều dài mét sáu, lỗ xuyên sâu…”
Nguyễn Tuấn Thiện mất năm 1494, an táng tại động Kim Quy. Sau khi ông mất, triều đình nhà Lê và con cháu của ông đã lập đền thờ ông tại khu vườn Hầu, nơi sinh thời ông sống cảnh
điền viên những năm hưu trí. Không hiểu do thời gian làm mai một hư hỏng hay bờ lỡ của con sông ngàn phố, mà về sau con cháu trong dòng họ đã chuyển dời đền thờ về đặt ngay trên động kim quy gần sát phía nam ngôi mộ của ông hiện nay
Đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện gồm 02 tòa nhà, kiếm trúc theo kiểu chữ Nhị (=) và hệ thống tắc môn nằm trên gò đồi đất cao có tên là Kim Quy Sơn hay Động Quy.
Gò Kim Quy có diện tích ước khoảng 3000m2 và cao hơn mặt ruộng 1,5m, xung quanh khu gò được trồng nhiều loại cây mới như bạch đàn, long não, xà cừ…
Tòa thượng điện gồm 3 gian, tường xây bao quanh, lợp ngói vảy, cửa làm theo kiểu bàn khoa, gỗ làm nhà hầu hết bằng hỗ mít và gỗ lim. Gian giữa có đặt một án thư lớn trên có lư hương bằng gỗ, cây nến, bình hoa, chính điện là bàn thờ thần chủ Nguyễn Tuấn Thiện đặt trong long ngai trên đầu đặt mũ thần, hai bên đặt hai thanh kiếm sơn son thiếp vàng. Phía sau bên trên thần chủ Nguyễn Tuấn Thiện là bức trướng gỗ sơn sơn thiếp vàng ghi phổ hệ và tước hiệu do Lê Lợi phong cho Nguyễn Tuấn Thiện như đã đề cập phần trên. Phía trên gian giữa treo bức đại tự “Đại danh thùy” (danh tiếng to lớn) và phía trước treo bức đại tự “Kim quy linh từ”. Hai bên bàn thờ có cắm hai hàng
Long đao và trường kiếm biểu tượng uy nghi và sức mạnh của vị khai quốc công thần bậc nhất. Gian bên giữa thờ hợp hiền có thần chủ, bài vị lư hương và phía trên treo bức địa từ “Đức lưu quang” (ân đức để lại sáng láng cho muôn đời). Trên các cột gian giữa có treo 3 cặp câu đối khắc trên gỗ:
“Khai quốc công thần tiên thái bảo, vọ ban thế khoán
Chế khóa tuấn sĩ, kế đại phu văn phái gia phong”
“Cung kiếm chốn gia thanh, nội triệu ngoại quân
Thi thư họa thế, phổ nhập phán đăng trường”
- “Hậu cao công đức tham thâm địa
Hách trạc linh thanh cắng cổ kim”
Ngoài hiên bên cột gạch xây vữa có 2 đôi câu đối:
“Anh phong vạn cổ tường như kiến
Chính khí thiên thu miếu khả quan”
(Nghĩa là: Uy phong anh linh từ vạn cổ đã nhìn thấy trên tường.
Chính khí nghìn năm nay vẫn còn có thể xem ở đền miếu)
“Tùng thu thắng địa tinh thần tụy
Đào lý phương viên thiểu trưởng hàm”
(Nghĩa là: Họ hàng nhờ đất tốt nên tinh thần trọn vẹn
Anh em có vườn thơm để trẻ già đều được hưởng)
Nhà bái đường: nằm ở phía trước nhà thượng điện, làm bằng cột gỗ vuông, mái lợp ngói mới hiện đại. Trong nhà bái đường ngoài đặt “Hòn đá buộc voi của Đức Hầu.
- Nguyễn Tuấn Thiện”, không có bài trí gì khác, đây là chỗ sinh hoạt của con cháu dòng họ Nguyễn mỗi khi có tế tự. Trước nhà bái đường một khoảng sân rộng có tắc môn.
Tường tắc môn mặt ngoài đắp nổi phù điêu con Hổ dáng vươn mình, bước chân hùng dũng, mặt trong đắp nổi phù điêu mặt Hổ phù, đầu đội biểu tượng âm dương lưỡng hợp.
Mộ Nguyễn Tuấn Thiện nằm ở phía đền thờ, là mộ đất hình chóp có đường kính 7m, cao khoảng 2m, từ xa nhìn vào mộ như một gò đất cao nổi lên sau đền thờ.
Sau những năm tháng phụng sự Lê triều, ông về hưu trí và được triều đình cho chọn đất Ninh Xá để an táng và ông đã tự tìm cho mình đất an táng ở Kim Quy Sơn, là một gò đất nổi cao giữa vùng đầm lấy tỏa hương sen thơm ngát. Ngôi mộ được giữ nguyên từ bấy giờ. Hàng năm đến ngày 18 tháng Giêng con cháu dòng họ và chính quyền địa phương sở tại đã tổ chức chu đáo ngày giổ của ông và là dịp ôn lại truyền thống đánh giặc
Đền thờ và mộ Nguyễn Tuấn Thiện còn có tên gọi Kim Quy linh từ (Đền Kim Quy), Kim Quy Sơn thần chi mộ, đền Cụ Quận - Lăng Cụ Quận, phân bổ trên một gò đất cao có tên chữ Kim Quy Sơn hay gọi nôm là Động Quy xưa thuộc làng Ninh xá, nay thuộc xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Tuấn Thiện (1401-1494) quê ở thôn Phúc Đậu, xã Phúc Dương nay là xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, lại sớm mồ côi cha, nên Nguyễn Tuấn Thiện phải lao động lam lũ vất vả để kiếm sống. Lớn lên trong cảnh nước mất quê hương bị quân giặc Minh đô hộ áp bức bóc lột, cho nên ông đã sớm nuôi chí diệt thù cứu nước giải phóng quê hương, ông đã thành lập đội quân “Cốc Sơn” (núi Cốc là ngọn núi nhỏ ở quê hương ông) tập trung tất cả các trai tráng trong làng để bảo vệ xóm làng. Khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Đỗ Gia (Hương Sơn) để định kế đánh giặc lâu dài, Nguyễn Tuấn Thiện đã tích cực tham gia cùng với đội quân Cốc Sơn của mình phối hợp với nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đánh giặc Minh và chiến thắng oanh liệt trận Khuất Giang (núi Nầm). Với chiến công đó, thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi đã thu nạp đội quân Cốc Sơn của Nguyễn Tuấn Thiện thành nghĩa quân kháng chiến và cùng với Nguyễn Tuấn Thiện kết nghĩa anh em. Hai người đã cắt tóc, giết ngựa trắng ăn thề nguyện một lòng giết giặc cứu nước tổ chức dưới gốc Cây Thị cạnh nhà Nguyễn Tuấn Thiện ở xóm Nậy, xã Phúc Dương (nay xã Sơn Kim Hoa). Cây thị đó hiện nay vẫn còn tươi tốt gốc to đến 4 người có thể chui lên tận ngọn cây. Sự tích Cây Thị có kể lại rằng có lần Lê Lợi bị bọn giặc minh bao vây, may nhờ trốn trong thân cây thị thoát hiểm.
Thời gian sau đó thanh thế của nghĩa quân Lam Sơn lớn mạnh, Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn xây dựng doanh trại trên động Tiên Hoa, xây dựng căn cứ chống giặc Minh ở thành Lục Niên và phát triển lực lượng ra khắp vùng Hương Sơn và các nơi khác và Nguyễn Tuấn Thiện đã trở thành một vị tướng lĩnh thân cận và tài nghệ của thủ lĩnh Lam Sơn Lê Lợi, đóng góp rất lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc và quê hương, giành độc lập tự do cho Tổ quốc vào năm 1428. Do có tài năng và có nhiều công lao đánh giặc cứu nước, Nguyễn Tuấn Thiện được phong làm Đô Tổng quản phó Nguyên Soái, Trung lãng đại phu tả phụng thánh vệ đại tướng quân, tước Đại trí tự, được đổi quốc tính mang họ Lê - Lê Thiện. Khi về hưu ngoài phần đất được vua ban cấp ăn lộc và nhà ở khu vườn Hầu, Nguyễn Tuấn Thiện còn được Vua ban tặng cho một con voi có 2 nịt vàng ở cổ và một hòn đá nặng có khoan lỗ để buộc voi. Nguyễn Tuấn Thiện mất, con voi buồn bỏ vào rừng, còn hòn đá cột voi có lỗ xuyên sâu thì đến nay qua nhiều lần di chuyển con cháu họ Nguyễn vẫn cất giữ trân trọng như một báu vật đặt trong Đền thờ ông, con cháu có câu thơ truyền rằng:
“Hòn đá buộc voi của Đức Hầu
Chiều dài mét sáu, lỗ xuyên sâu…”
Nguyễn Tuấn Thiện mất năm 1494, an táng tại động Kim Quy. Sau khi ông mất, triều đình nhà Lê và con cháu của ông đã lập đền thờ ông tại khu vườn Hầu, nơi sinh thời ông sống cảnh
điền viên những năm hưu trí. Không hiểu do thời gian làm mai một hư hỏng hay bờ lỡ của con sông ngàn phố, mà về sau con cháu trong dòng họ đã chuyển dời đền thờ về đặt ngay trên động kim quy gần sát phía nam ngôi mộ của ông hiện nay cứu nước của ông và các thế hệ tiếp nối sau này./.