I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

                         1. Vị trí địa lý, địa hình, đất đai

            Sơn Ninh là một xã nằm về phía Đông của huyện Hương Sơn, phía Bắc giáp xã Sơn an và Sơn lễ, phía Đông giáp xã Sơn Hòa, Sơn thịnh, phía tây Nam giáp xã Sơn Bằng, phía Nam giáp xã Sơn châu, phía tây giáp xã Sơn trung. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 713,74 ha, trong đó đất nông nghiệp 466,74 ha, đất lâm nghiệp 65,50 ha, đất phi nông nghiệp 166,89 ha. Xã Sơn Ninh là vùng bán sơn địa, thấp dần theo hướng tây Bắc - Đông Nam, vùng đồi núi phân bổ chủ yếu ở phía tây Bắc, chiếm 18% diện tích tự nhiên củaxã, có độ cao trung bình từ 100-180 m. Toàn xã có 8 ngọn núi (rú): Rú tháp nằm liền với xã Sơn Hoà, Sơn an phần diện tích của xã Sơn Ninh là 4,9 ha, chỉ có cây 8 cỏ dại như sim, mua sinh sống. Hiện nay một phần diện tích được quy hoạch 1 trang trại chăn nuôi tổng hợp, phần còn lại là nơi đặt nghĩa trang và là chỗ trú ngụ tạm thời cho trâu bò mỗi khi có lũ lụt. Rú Bút nằm liền kề với rú tháp có diện tích khoảng 3,5 ha là nơi đặt nghĩa địa cho 4 thôn vùng xuôi của xã. Rú chuối (tiêu Sơn) liền với núi của Sơn lễ, cao chừng 367 m, phần diện tích của Sơn Ninh là 40,6 ha. Ở trên rú có nhiều đá xanh rất rắn, nhân dân trong xã đã khai thác phục vụ các công trình xây dựng. Rú măng tăng cao khoảng 30 m, rộng chừng 2,5 ha, ở dưới chân núi có chùa Bình tường (Bụt mọc). Rú mả cao chừng 30 m, diện tích khoảng 1,7 ha là nơi đặt nghĩa trang cho 5 thôn vùng trên của xã. Rú cha chơng, rú Hạng Nhì, rú lửa nối liền nhau cao khoảng 60 m, tạo thành một dãi đất dài, có lớp đất bề mặt dày và khá màu mỡ, phù hợp để trồng các loại rau màu. Trong xã có 4 bàu lớn, đó là: Bàu choàng ở thôn Ngọc Tĩnh, rộng khoảng 3 ha; bàu Sen nằm giáp ranh giữa thôn Ngọc tĩnh và trà Sơn, rộng hơn 3 ha (diện tích 2 bàu này là nơi nuôi trồng thủy sản nước ngọt, các loài nuôi chủ yếu là cá trắm, mè, chép… sản lượng hàng năm đạt 3,5 tấn). Bàu cựa nằm ở thôn trà Sơn, phần lớn diện tích đã bị bồi đắp, hai bên bờ được quy hoạch thành khu dịch vụ thương mại cưa xẻ và mộc dân dụng. Bàu E, xưa là một nhánh phân lũ của sông Ngàn Phố, chảy dọc xã Sơn Ninh đến xã Sơn Hòa và đổ ra sông Ngàn Phố ở xóm thịnh Giang xã Sơn thịnh. Hiện nay, bàu E đã bị bồi lấp, chỉ còn một dòng khe nhỏ rộng khoảng 1,2m. Sông Ngàn Phố là ranh giới giữa xã Sơn Ninh với các xã Sơn Bằng (phía tây), Sơn châu (phía Nam). Đoạn đi qua Sơn Ninh dài khoảng 6 km, độ sâu trung bình 3 - 4 m. Nguồn lợi thủy sản của con song này là tôm, cá. Hàng năm, một số bộ phận người lao động trên địa bàn tận dụng thời gian nhàn rỗi làm nghề chài lưới, có thu nhập ước tính trên 1 tỷ đồng. Trên sông Ngàn Phố đặt 1 trạm bơm ở thôn thượng tiến lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng của Sơn Ninh và 4 xã vùng hạ. Sơn Ninh là cửa ngõ của 6 xã vùng 2 huyện Hương Sơn, có 2 tuyến đường liên xã đi qua: đường Ninh - tiến nối liền đường 8a chạy qua các xã vùng 2 vào tận Sơn tiến, đoạn qua Sơn Ninh dài 2 km và đường trung - thịnh chạy từ xã Sơn trung xuống tận Sơn thịnh, đoạn qua Sơn Ninh dài 4 km. Trên các tuyến đường có cầu treo, cầu máng, cầu mốc. Ngoài ra Sơn Ninh có hệ thống đường liên thôn được bê tông hóa, rất thuận lợi cho nhân dân đi lại.


           2. Khí hậu, thời tiết


           Sơn Ninh nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,80c, lượng mưa trung bình đạt từ 1.400 - 2.300 mm. Mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt:


           Mùa nóng: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình khoảng 300 - 350c. về mùa này, Sơn Ninh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây Nam (thường gọi là gió lào). Gió gây khô và nóng, thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, mạnh nhất là vào các tháng 6, 7, 8 với cường độ thổi từ 11 - 14 giờ trong ngày, gây khô nóng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Từ tháng 8 đến tháng 10 mưa bão xảy ra thường xuyên gây ngập lụt nhiều nơi. Lượng mưa trung bình trong mùa này chiếm 80 - 90%.

           Mùa lạnh: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông bắc gây mưa lớn, tạo ra lũ lụt các tháng 10, 11, và rét tới tháng chạp (tháng 12) và tháng Giêng (tháng 1), nhiệt độ có khi xuống dưới 100c ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và hoạt động sản xuất.

 

           II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ
           1. Quá trình hình thành


          Hiện nay, trên đất Sơn Ninh các nhà khoa học chưa phát hiện ra những di chỉ khảo cổ thời kỳ đồ đá, đồ đồng, thời kỳ văn lang - âu lạc cũng như ngàn năm Bắc thuộc để khẳng định thời kỳ đó đã có con người sinh sống. Tuy nhiên, ở Hương Sơn còn tồn tại 13 “kẻ”, trong đó có kẻ Sét - đơn vị dân cư tương đương với làng sau này - là dấu tích của những làng rất cổ. Trong 13 “kẻ” đó thì Sơn Ninh ngày nay có nguồn gốc từ kẻ Sét. Từ đó cho thấy Sơn Ninh là mảnh đất cổ, có con người sinh sống từ lâu đời nhưng đến nay không còn di duệ.

Xã Sơn Ninh trước 1945 gồm các làng: Phúc Nghĩa, Ninh xá, Yên Bài. Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, khai sinh nước việt Nam dân chủ cộng hòa, từ đây nhân dân việt Nam nói chung, nhân dân Sơn Ninh nói riêng được hưởng bầu không khí tự do, xây dựng chế độ mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hương Sơn chủ trương hợp xã nhằm góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, tháng 3/1946, các làng Phúc Nghĩa, Ninh xá, Yên Bài hợp nhất lại với tên gọi là xã Phúc an Ninh. Năm 1954 xã Phúc an Ninh đổi tên thành xã Sơn Ninh. Xã Sơn Ninh lúc này gồm 3 làng: Hạ Ninh, thượng Ninh, trung Ninh. Hiện nay (2015) có 10 thôn gọi theo số tự nhiên từ 1 đến 10. Năm 1946, dân số toàn xã là 2.264 người, năm 1954, dân số toàn xã có 822 hộ với 3.678 nhân khẩu, số trong độ tuổi lao động có 1.200 người. theo số liệu thống kê, tính đến năm 2015, dân số toàn xã là 1.075 hộ với 4.362 nhân khẩu, (trong đó có 2.132 nam và 2.231 nữ). Sơn Ninh có 13 dòng họ, đông nhất là họ Nguyễn 460 hộ/1.075 hộ. Theo thời gian, xã Sơn Ninh có sự thay đổi về tên gọi gắn với quá trình lao động, sản xuất, khai phá đất hoang, rừng núi, đầm lầy để tạo nên nương rẫy, đồng ruộng. Đó cũng là quá trình lập “kẻ”, lập làng để tụ cư, sinh sống.


            2. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần
            2.1. Đời sống vật chất
            a. Hoạt động kinh tế


            Cư dân Sơn Ninh xưa chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc điểm là vùng đất chưa mưa đã lũ, chưa nắng đã hạn, đất đai ít màu mỡ vì thế hiệu suất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, điều kiện sản xuất còn lạc hậu, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên nên hiệu quả thấp. Mỗi năm, người dân làm gần như là một vụ lúa, còn lại làm màu, gồm các loại khoai lang, sắn, được trồng trong vườn hoặc ven sông..., người dân nơi đây biết tận dụng các phụ phẩm của nghề nông để chăn nuôi hươu, lợn, gà, cá, trâu bò phục vụ sức kéo, bổ sung nguồn thực phẩm. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi của nhân dân còn mang tính chất hộ gia đình, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Các biện pháp tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi hầu như không có. Phân bón ruộng chủ yếu là
phân chuồng, phân xanh. Công cụ sản xuất là cày chìa vôi, cày 51, bừa đạp, bừa cắt, ghồ đập đất, liềm, hái… Năng suất lúa đạt dưới 25 kg/sào. Hiện nay, hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân Sơn Ninh vẫn là sản xuất nông nghiệp, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các giống lúa cũ được thay thế bằng các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, trồng màu và chăn nuôi đã trở thành thế mạnh của Sơn Ninh, hàng năm diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày, như ngô (130ha), năng suất 3 tấn/ha, sản lượng 390 tấn; cây lạc (110 ha), năng suất bình quân 2,2 tấn/ ha, sản lượng đạt 242 tấn; đậu xanh (125 ha), năng suất bình quân đạt 1,6 tấn/ha, sản lượng 200 tấn; trâu, bò, lợn, gà, hươu ngày một tăng. Đàn trâu, bò (890 con), hươu (1.271 con); tiểu thủ công nghiệp và thương mại đã được chú trọng. toàn xã hiện có hàng trăm hộ buôn bán hàng tạp hoá, tiếp tục phát triển các nghề truyền thống như: mộc, đan lát…


             b. Ăn, ở, mặc, đi lại


             Nhà ở chủ yếu là nhà tranh vách đất, có cột chôn, chỉ có một số nhà gỗ hay nhà xây. Nhà ở được làm đơn sơ, hang xóm láng giềng tương trợ cùng giúp nhau dựng nên. Nhà thường ngoảnh mặt theo hướng Nam, Đông Nam hoặc tây Nam để cho thoáng mát. xung quanh nhà có hàng râm bụt bao quanh, trong vườn có các loại cây ăn quả như: mít, nhạn, bưởi, rau, củ quả…do trình độ lạc hậu, năng suất thấp, sản lượng ít nên người dân Sơn Ninh xưa ăn uống kham khổ. cơm độn 2, 3 phần khoai sắn, hàng năm thiếu ăn 3 - 4 tháng. Thức ăn chủ yếu là cà muối, rau trồng trong vườn; tôm, tép, cá, cua, ốc ếch bắt ngoài đồng, sông, hồ. Về mặc, người dân Sơn Ninh mặc bằng vải thô, nhuộm nâu, tự may vá. Nghề trồng bông, dệt vải, nuôi tằm không phổ biến. Việc đi lại của người dân trước đây vô cùng vất vả do đường làng, ngõ xóm chật hẹp, lầy lội về mùa mưa. Việc vận chuyển phân tro, giống má ra đồng chủ yếu bằng đôi chân trần và đôi quang gánh trên vai. Với chiếc đòn xóc, đòn gánh trên vai, người dân Sơn Ninh quanh năm vất vả, lam lũ trên các cánh đồng, trong các khu rừng cách nhà vài chục km. Sau này, các loại xe như: kiến an, xe đạp, xe máy, công nông, ô tô lần lượt được đưa vào sử dụng đại trà đã giải phóng được sức lao động cho đôi chân và đôi vai của người lao động. Nhân dân đỡ vất vả hơn.


            2.2. Văn hóa tinh thần


            Về tôn giáo: Người dân Sơn Ninh có đời sống tinh thần khá phong phú, thể hiện qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội. trong xã song song tồn tại nhiều tôn giáo: có 158 hộ với 781 nhân khẩu là theo đạo thiên chúa. Toàn xã có 13 dòng họ, đông nhất là họ Nguyễn, lê, trần, Đào, Bùi, Phạm có họ có trên 100 đinh nhưng cũng có họ chỉ có dăm bảy đinh. Có 2 nhà thờ: Họ Phúc Nghĩa và Họ Yên Bài (đều thuộc Giáo xứ Đông tràng), suốt trong quá trình lịch sử, đại bộ phận giáo dân là những công dân tốt “kính chúa, yêu nước”, “sống tốt đời, đẹp đạo”, ủng hộ và tham gia công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, bà con giáo dân vẫn đang tích cực tham gia góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Việc thờ phụng hay kinh kệ của lương và giáo vẫn duy trì. Nhà thờ Phật có chùa Bụt mọc. Do vậy nhân dân nơi đây có nhiều lễ nghi rước các sắc phong mà cha ông họ để lại mang đậm bản sắc dân tộc.
             Về tín ngưỡng: Để tỏ lòng biết ơn, làm tròn đạo hiếu với ông bà tổ tiên với những người đã khuất, hầu hết các gia đình đều lập bàn thờ gia tiên. các dòng họ thì thờ thuỷ tổ. Vào dịp tết, giỗ tổ, ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy hàng năm, con cháu từ mọi miền tổ quốc đều về tham dự. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, nhân dân Sơn Ninh còn thờ thổ công - vị thần trông coi gia cư, định đoạt phúc họa cho gia đình. Thổ thần còn gọi là gia thần- không phải là tổ tiên, gồm thổ công, thổ kì. Thờ gia thần trong gia đình thực chất là thờ trời đất, nên một số gia đình có dựng trước sân hay trong vườn một cây hương thờ. Song, đa số nhân dân chỉ quen gọi là thổ công và chỉ nhớ có thổ công, trong thổ công bao hàm cả 15 thổ địa, thổ kì và cả thần bếp (táo quân). Vào các ngày tết, ngày giỗ, ngày rằm, mồng 1, mọi nhà đều tổ chức thắp hương, cúng bái. Người có của thì mâm cỗ khang trang, nhà nghèo đói thì trầu cau, hương, rượu không ai sao nhãng. Sự bảo lưu, gìn giữ phong tục này thể hiện nét đẹp của người dân Sơn Ninh về nguồn cội, về lòng biết ơn các bậc tiên tổ. Ngày nay, nhiều gia đình bà con công giáo cũng thờ kính tổ bên cạnh việc phụng thờ thiên chúa. Gắn liền với tục thờ cúng tổ tiên là tục ghi gia phả dòng họ, ngày giỗ tổ trở thành ngày sum họp của con cháu nhằm củng cố mối đoàn kết họ hàng, thân tộc. Các gia đình, dòng họ có tục thờ cúng tổ tiên, còn làng xã có tục thờ thành hoàng - vị thần hộ mệnh của cả
cộng đồng. Tục thờ thành hoàng trong các làng xã ở Sơn Ninh đã có ngay từ những ngày đầu của công cuộc khai hoang lập làng.
             Về lễ hội: Gắn với tập quán sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước nên ở Sơn Ninh thường có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đền kim quy ở Ninh xá tổ chức vào ngày 18-1 âm lịch. Trong các lễ hội, người ta thường tổ chức các trò chơi như: đánh đu, cờ người, cờ thẻ, kéo co, leo cột chuối, đi cầu tre, đấu vật… vào các ngày (7-1) nhân dân làm lễ khai hạ và hạ điền (5-5) để cầu mong làm ăn yên ổn, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nông phát tài. Một số hoạt động văn hóa dân gian có lúc đã phát triển khá mạnh ở Sơn Ninh. Trong xã, xóm nào cũng có chi hội người cao tuổi, vào ngày mùng 2, mùng 4 âm lịch, Đảng ủy, chính quyền, mặt trận lại tổ chức mừng thọ và tặng quà cho các cụ chẵn 70, 80, 90… cũng vào dịp này, con cháu thường làm lễ mừng thọ cho ông bà cha mẹ. Nghi lễ đơn giản, ít tốn kém nhưng thể hiện được truyền thống hiếu thảo của con cháu. Đó là nét đẹp là truyền thống văn hóa được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hội làng có sức thu hút kỳ lạ, chẳng những người ở nhà náo nức mà người đi xa cũng hăm hở:


                                          Dù ai buôn đâu bán đâu
                                  Nhớ ngày hội cũng rủ nhau mà về.


             Hội làng ở Sơn Ninh được tổ chức với hình thức sinh hoạt cộng đồng, ngoài phần lễ (rước thành hoàng hay thánh quan thày của xứ, họ đạo) thành kính, linh thiêng, còn có phần hội với các trò vui tươi thu hút mọi người cùng tham gia. Cùng chung nền văn hoá với cộng đồng người việt, vào những ngày lễ tết hàng năm được người dân tổ chức và chuẩn bị rất chu đáo. Vào dịp tết Nguyên Đán hằng năm, dù đi đâu, làm gì vào dịp này con cháu, thành viên trong gia đình cũng đều về sum họp đầy đủ. Những gia đình khá giả thì tổ chức ăn tết đến hết rằm tháng giêng (15-1 al- tết thượng Nguyên), còn những gia đình nghèo thì cũng tổ chức ăn đủ ba ngày tết, sau đó là những ngày ăn chơi, mừng tuổi đến sau ngày mồng 5 hoặc mồng 10 mới bắt đầu một năm làm việc mới. Sau tết Nguyên Đán là tết thượng Nguyên hay còn gọi là rằm tháng Giêng (15-1al), rồi đến tết thanh minh (3-3 al), ngày trước vào tết thanh minh con cháu các dòng họ thường tập trung đông đủ để tổ chức đi tảo mộ, sau này thời gian tảo mộ thường được các dòng họ chuyển đến trước tết Nguyên đán. Tết Đoan Ngọ (5-5 al), còn có tên khác là tết Đoan dương dân gian thường gọi là “tết mồng năm”, “tết diệt sâu bọ”. Vào dịp tết trung Nguyên (15-7 al) hầu hết các dòng họ thờ thuỷ tổ thường tổ chức tế lễ, dân làng thường cúng chúng sinh xá tội vong nhân cho những linh hồn không nơi nương tựa. Vào ngày tết trung thu (15- 8 al) hàng năm, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thường tổ chức vui trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng. từ sau cách mạng tháng tám vào dịp (2-9) ở Sơn Ninh còn tổ chức cho nhân dân vui tết Độc lập mừng ngày quốc khánh của đất nước.


            Về tang lễ: Sơn Ninh nói riêng và người dân trong vùng nói chung nếu trong gia đình chẳng may có người qua đời thì thực hiện đầy đủ các bước như: lễ khâm lượm, lễ nhập quan, lễ thiết linh, lễ thành phục, lễ cúng cơm, lễ tế thổ công, lễ tập đòn, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt, lễ thành phần, lễ chầu tổ, lễ tế ngu, lễ ba ngày, lễ 50 ngày, lễ 100 ngày…


           Mừng thọ:…“Hữu quan trọng quan, vô quan trọng lão”, “Kính lão đắc thọ”… là những nguyên tắc xử thế trong phong tục trọng lão truyền thống của người dân Sơn Ninh. Trong gia đình, họ tộc có người thọ từ 60 tuổi trở lên cứ 5 năm một lần vào dịp lễ tết hoặc ra tháng Giêng, con cháu, họ hàng từ khắp nơi hội tụ về tổ chức mừng lão. Gia đình khá giả thì tổ chức 2 đến 3 ngày liền, với đầy đủ những bài thơ chúc thọ, bức trướng, câu đối(1)…, còn gia đình không có điều kiện thì cũng soạn cơi trầu, buồng cau, vài chai rượu để bà con láng giềng đến chung vui chúc thọ. Ngày nay, phong tục trọng lão vẫn được người dân Sơn Ninh duy trì nhưng thường là từ tuổi 70 trở lên. Vào những ngày đầu năm, xã quy định Yến lão, cứ mỗi độ tết đến xuân về, cấp ủy, chính quyền đều tổ chức mừng lão cho các cụ tại nhà văn hóa của xóm. Trải qua nhiều thế hệ, các giá trị văn hóa, văn minh đã lắng đọng, tích tụ trở thành những giá trị vô giá ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân trên vùng đất Sơn Ninh. Truyền thống văn hóa, các phong tục tập quán tốt đẹp cùng đồng hành với Đảng bộ và nhân dân Sơn Ninh trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
           3. Các di tích lịch sử văn hóa


Trong quá trình tồn tại và phát triển, cùng với việc khai thiên lập địa, cư dân xã Sơn Ninh đã tạo dựng được một số di tích lịch sử văn hóa:
           3.1. Chùa Bụt Mọc: còn có tên gọi là chùa Bình tường ở làng Bình tường, sau là thôn Ninh xá, chùa (1) . Xem thêm sách: Hồ Sĩ tân (1690 - 1760), Thọ mai gia lễ. tân việt, 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NxB văn hoá dân tộc,
Hà Nội, 1997, tr. 22. Được khôi phục lại vào năm 2011. Tương truyền xưa có bà chúa bị thương nhỏ xuống mấy giọt máu, bổng có đá mọc lên, dân địa phương đến thắp hương lễ bái, đá mọc nhiều thêm, nên dựng chùa gọi là chùa Bụt mọc. theo các cụ già tại địa phương thì chùa được trùng tu vào đời minh mệnh (1820-1840), đến đời Bảo Đại (1926-1945) làm lại nhà thượng đường. Năm 1949 chùa bị tháo giỡ. Năm 2011 chùa được khôi phục lại. trong chùa có tượng Phật và đồ tự khí đẹp. Trước chùa có khắc câu đối do ông Hàn lê sáng tác:


                             Không tự sắc - Sắc tự không, Báu quang ảnh chiếu
                             Phật tức tâm - Tâm tức Phật, Trung hậu phong lưu


           3.2. Đền thờ khai quốc công thần Nguyễn Tuấn Thiện
           Đền thờ khai quốc công thần Nguyễn tuấn thiện dựng trên động kim quy, làng Ninh xá, nay là xã SơnNinh. Nguyễn tuấn thiện (1401-1494) quê làng Phúc Đậu, xã Phúc dương, theo giúp vua lê đánh giặc minh, sau ngày thắng lợi, được phong đất ở làng kẻ Sét (Ninh xá), tương truyền xưa là nơi ông đóng quân. Ninh xá trở thành quê hương thứ hai của ông. Sau khi về nghỉ dưỡng, Nguyễn tuấn thiện ở lại kẻ Sét - Ninh xá dựng nhà ở một khu vườn gần bờ sông Phố, dân gian gọi là “vườn Hầu” và chọn gò kim quy làm sinh phần. Sau khi ông mất, dân địa phương an táng ông tại gò kim quy và lập đền thờ ở “vườn Hầu”. Theo các cụ già thì thời cần vương, nghĩa quân lấy đền làm nơi trú quân nên đền bị đốt cháy. con cháu xây một nền thờ ở xóm 5 để thờ ông. Năm 1911, con cháu và dân làng mới phá nền thờ, dời lên dựng đền thờ trước mộ ông trên gò kim quy. Gò kim quy, cũng gọi động kim quy, nổi lên giữa cánh đồng Ninh xá, cao hơn mặt ruộng chừng 1,50m, rộng khoảng 3000m2. Đền và mộ trên gò cao, tuy không thật nguy nga nhưng rất trang nghiêm. Đền thờ công thần Nguyễn tuấn thiện, thành hoàng làng Ninh xá, cũng là nhà thờ chi họ Nguyễn Phúc Đậu. Ngày trước, hàng năm vào ngày 18 tháng giêng âm lịch, làng tổ chức lễ rất long trọng. Sau ngày thống nhất đất nước, đền được khôi phục, sửa sang lại. Năm 1994, đền và mộ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, hiện nay đền thờ đang được Nhà nước cùng nhân dân tiếp tục tôn tạo.

          TRUYỀN THỐNG lICH SỬ, VĂN HÓA


           1. Truyền thống yêu nước, chống xâm lăng


          Trải qua hơn 500 năm lịch sử, ngoài việc chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, xây dựng cuộc sống, nhân dân Sơn Ninh còn đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực cùng với nhân dân cả nước chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất
nước. Những trang sử hào hùng của dân tộc cho chúng ta biết sự hi sinh và đóng góp to lớn của nhân dân Ninh xá xưa, nay là xã Sơn Ninh vào những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử, như chống giặc minh dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi…, là một xã nằm ở phía bờ bắc sông Ngàn Phố, trên đường thượng đạo xưa, là một khu đồn trại giữa vùng đồi núi thấp: các núi cồn dài, Bạch tượng phía tây; núi Đồn, núi Cốt, phía Nam; núi Tháp, núi Bút phía đông bắc; núi chuối (tiêu sơn) phía bắc. Nghĩa quân tận dụng địa hình đồi núi, đắp thêm những đoạn lũy tạo thành một khu doanh trại phòng ngự khá lớn. Hiện còn dấu vết nhiều đoạn lũy ở núi cốt, núi Đồn, núi Chuối, cánh Đồng chài, lại có một cánh đồng khác gọi là “đất lũy”, gần đó có khu đất cao rộng chừng hai sào, tương truyền là “tàu voi”, nơi nuôi voi chiến. Có thể khu đồn lũy này do Nguyễn Tuấn Thiện chỉ huy. Đến thời kỳ cận hiện đại, tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Sơn Ninh lại càng được nhân lên gấp bội, nhất là giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta. Hưởng ứng chiếu cần vương của vua Hàm Nghi và cuộc khởi nghĩa của cụ Phan Đình Phùng, rất nhiều thanh niên trai tráng của xã Sơn Ninh đã hăng hái tham gia nghĩa quân giết giặc cứu nước tiêu biểu như hai cha con Phạm Đôn, Phạm Vinh (Yên Bài); Hoàng Ngôn, Nguyễn Thệ, Nguyễn Quý, Nguyễn Phúc, võ Liên, Phan Thận Tíu, Hoàng Hảo (Phúc Nghĩa); Nguyễn Trương, Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Lê Bích…có người làm đến cấp chỉ huy trong nghĩa quân như Phan Thận Tíu (Đốc Thận), Nguyễn Lê Bích (lãnh binh), cha con Phạm Đôn (Hiệp Quản). Phong trào cần vương thất bại đã chấm dứt con đường giải phóng dân tộc của ý thức hệ phong kiến. Bước sang những năm đầu thế kỷ xx, ở nước ta xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản. tiêu biểu nhất là phong trào “Đông du” của Phan Bội Châu và “duy tân” của Phan Châu Trinh. Phong trào yêu nước của nhân dân Hương Sơn nói chung, nhân dân Sơn Ninh nói riêng đã mang sắc thái mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản, góp phần khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bộ phận những người yêu nước tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong những năm 20 của thế kỷ này. Kế thừa truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần quật khởi của cha ông và ý thức làm chủ vận mệnh cao nhất đối với mảnh đất quê hương trong suốt chiều dài lịch sử, biết bao lớp người trên dải đất Sơn Ninh đã một lòng đi theo Đảng, vừa lao động sản xuất, vừa tham gia đóng góp sức người, sức của cho 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế Quốc mỹ xâm lược. Ngày nay, những người con quê hương Sơn Ninh đang ra sức thi đua lao động sản xuất, tiếp nối truyền thống vẻ vang đó, không ngừng gìn giữ, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
     

 

            2. Truyền thống hiếu học:


Sơn Ninh là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, những người con được sinh ra nơi đây luôn cần, kiệm, biết vươn lên, vượt khó, học giỏi. kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, ngày nay, nhiều người con của Sơn Ninh có học vấn, đức độ và tài năng đã tham gia trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, ngoại giao, quân sự, văn hóa... có hang trăm người tốt nghiệp đại học, kỹ sư, bác sỹ đang công tác ở khắp mọi miền của đất nước, giữ những chức vụ chủ chốt trong lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tiêu biểu có GS.TS. Nguyễn Hữu Dư nguyên là chủ tịch Hội toán học Việt Nam, hiện là Giám đốc điều hành viện nghiên cứu cao cấp về toán; PGS. tS. Nguyễn Hữu Ngự (là anh trai GS.TS. Nguyễn Hữu Dư) nguyên là chủ nhiệm bộ môn tin học thuộc trường Đại học khoa học tự nhiên,
ĐHQG Hà Nội; tiến sĩ Đào Mạnh Tiến (sinh năm 1948) - tiến sĩ ngành địa chất, tổng cục địa chất; Phó tiến sỹ Nguyễn Quang Long - nguyên Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học tài chính (1972-1981), nguyên viện trưởng viện nghiên cứu khoa học tài chính kiêm tổng biên tập tạp chí tài chính; tiến sỹ Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương; thiếu tướng Phạm Xuân Thuyết - Tư lệnh quân đoàn 4; đồng chí Nguyễn Quốc Lập - tỉnh Ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn. Có thể nói, những nét văn hóa truyền thống của nhân dân Sơn Ninh tuy trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được nhiều giá trị nhân văn. Trong quá trình sinh sống, mối quan hệ gắn bó của người dân Sơn Ninh ngày càng thêm thắm thiết, tạo nên truyền thống yêu thương, đùm bọc, chia sẻ, nhường cơm sẻ áo, xây dựng tình đoàn kết cùng nhau thi đua lao động, xây dựng quê hương. Chính những truyền thống đó tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc, tạo nên sức mạnh để chống lại giặc ngoại xâm, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc mỹ. Đó cũng là truyền thống quý báu để Đảng bộ và nhân dân Sơn Ninh phát huy trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương theo đường lối CNH - HĐH, thực hiện  dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Lịch sử Đảng bộ xã Sơn Ninh

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Bản đồ hành chính
      Phát thanh
       Liên kết website
      Thống kê: 180.151
      Online: 75